Bạn đang có ý định kinh doanh nhưng lại chưa biết đặt tên cửa hàng như thế nào cho thu hút và ấn tượng? Đây cũng chính là trong những yếu tố đem lại thành công và định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Cùng Tập đoàn One Tech tham khảo 10 cách đặt tên độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân.
10 cách đặt tên cửa hàng hay và ý nghĩa
Đặt tên shop theo tên mình
Một cách đơn giản để đặt tên cửa hàng hay mà không tốn nhiều thời gian suy nghĩ là đặt theo tên của chủ đầu tư. Tuy nhiên nó sẽ phù hợp với các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, ở địa phương để phân biệt các cửa hàng với nhau: Nguyễn Kim, Nhật Cường mobile, Lan Chi…Nếu muốn thể hiện sự đẳng cấp hơn thì hãy kết hợp thêm các từ nước ngoài: Cường Paris. Mạnh Dolce…
Đặt tên cho cửa hàng theo sản phẩm kinh doanh
Đây là phong cách truyền thống và phổ biến nhất trong việc đặt tên cho shop hoặc cửa hàng. Khi không có ý tưởng đặc biệt, hầu hết mọi người thường áp dụng nguyên tắc này. Cách đặt tên shop này mang lại lợi ích là khi khách hàng nghe tên, họ có thể dễ dàng hiểu được loại hình sản phẩm bạn kinh doanh.
Việc này giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc nhận biết cửa hàng của bạn và xác định liệu đó có phải là nơi cung cấp sản phẩm mà họ đang tìm kiếm hay không. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thiếu sự độc đáo, khiến cho cửa hàng của bạn khó nhớ nếu thiếu sự nổi bật trong thiết kế nhận diện thương hiệu. Phương pháp này thích hợp đối với các cửa hàng có diện tích lớn và lượng người qua lại nhiều, nơi mà việc nhận diện sản phẩm là quan trọng.
Chẳng hạn với các cửa hàng hay siêu thị có thể thêm từ “mart” đằng sau: Winmart, Miniti Mart…
Đặt tên cửa hàng hay theo địa phương
Hãy tìm hiểu xem ở địa phương hay nơi bạn sinh sống có đặc sản hay di tích nào nổi bật không. Đó có thể là tên đường, tên món ăn, tên tỉnh thành dễ đọc, dễ nhớ và tìm kiếm: Gà 36, nem chua Thanh Hóa, Bánh cu đơ Hà Tĩnh, Phở 55 Phố Huế…Thậm chí bạn có thể để tên đất nước mà mình nhập hàng về cũng là cách để tăng độ uy tín cũng như xuất xứ sản phẩm.
>>> Xem thêm: Bạn đã biết cách lựa chọn địa điểm kinh doanh chưa?
Đặt tên theo đặc điểm, quy mô của shop
Đây là một cách đặt tên rất phổ biến được nhiều chủ đầu tư lựa chọn hiện nay. Chẳng hạn kết hợp tên với đặc điểm của vị trí: cà phê ven sông, phở đường tàu…hay đặc điểm trang trí: cà phê sân vườn…Điều này khiến khách hàng dễ liên tưởng và nhớ tới cửa hàng của bạn hơn.
Ngoài ra với các cửa hàng có quy mô, diện tích rộng muốn gây ấn tượng và khẳng định vị thế trên thị trường có thể tham khảo các mẫu tên: Thế giới di động, Burger King, Vua đồ chơi…
Đặt tên bằng tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác
Xu hướng đặt tên shop và thương hiệu bằng tiếng nước ngoài đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là những mô hình khởi nghiệp. Phương thức này không chỉ giúp tránh trùng tên và nhầm lẫn, mà còn mang lại cảm giác sang trọng, thu hút đối với khách hàng.
Xu hướng này đặc biệt rõ nét khi nhìn vào việc đặt tên cho cửa hàng quần áo và mỹ phẩm trực tuyến, nơi phần lớn sử dụng phương pháp này để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ. Tên tiếng anh có ý nghĩa phong phú, từ ngữ đơn giản mà vẫn đảm bảo sự hiện đại, chuyên nghiệp cho thương hiệu: Adam Store, Blue Peach, Adore Dress…Tùy vào mặt hàng kinh doanh mà bạn có thể tham khảo các tên từ các đất nước khác: Zara, Mango, Sakura…
Đặt tên cho cửa hàng theo tên thú cưng
Với các cửa hàng thời trang, phụ kiện, giày dép…có đối tượng khách hàng trẻ tuổi đang ở vị thành niên có thể đặt các tên lấy cảm hứng từ các bé thú cưng. Điều này tạo cảm giác gần gũi, đáng yêu: Miu Miu Shop, Gà bông, Thỏ Tây, Bin Bon, Boo Shop, Gấu nâu…
>>> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức về kênh GT và kênh MT
Đặt tên cửa hàng độc lạ
Chọn một cái tên theo phong cách độc đáo không chỉ gây ấn tượng và thu hút khách hàng, mà còn hỗ trợ việc khách hàng nhớ tên cửa hàng của bạn trong thời gian dài hơn và tăng cường sự nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cửa hàng kinh doanh online, nơi một cái tên độc đáo và ấn tượng có thể mang lại nhiều lợi ích. Tên càng ngắn càng gây ấn tượng và khắc sâu vào tâm trí khách hàng: BOO, Méo, Độc…
Đặt tên cửa hàng hay theo phong thủy
Khi lựa chọn tên theo yếu tố phong thủy cần chú ý chọn những từ hoặc cụm từ có ý nghĩa tích cực và mang lại cảm giác tốt lành. Kết hợp tên cửa hàng với sở thích cá nhân hoặc mục tiêu kinh doanh để tạo sự đồng thuận với năng lượng. Số 8 trong phong thủy thường được coi là số may mắn và mang lại tài lộc, hãy cân nhắc để sử dụng nó cho tên thương hiệu của bạn.
Đặt tên cho shop theo sự liên tưởng
Ngoài những phương pháp đặt tên cửa hàng đã được đề cập, bạn cũng có thể tận dụng việc gợi liên tưởng đến sản phẩm thông qua việc sử dụng danh từ khơi gợi. Phong cách đặt tên này đòi hỏi sự thông minh và sáng tạo từ phía chủ cửa hàng, để tạo ra một cái tên không chỉ độc đáo mà còn mang đến ấn tượng mạnh mẽ và đặc sắc, đồng thời làm nổi bật thương hiệu của bạn. Một số cái tên bạn có thể cân nhắc lựa chọn là: Bảo tín Minh Châu, Phú Quý, Thịnh Phát, Cát Lộc…
Đặt tên kiểu viết tắt
Thay vì đặt các tên dài rất khó nhớ và gây khó khăn trong việc làm biển bảng, định vị thương hiệu, tổ chức quảng cáo…thì chủ đầu tư có thể sử dụng các tên viết tắt. Đó có thể là viết tắt của tên chủ cửa hàng, 1 câu slogan hay mang ý nghĩa nào đó:YOLO (You only live once). YAME (You are my everything),…
Sự sáng tạo của con người là vô cùng chính vì thế cách đặt tên cửa hàng hay và ý nghĩa cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên chủ đầu tư cũng cần lưu ý về việc đặt trùng tên với các thương hiệu lớn đã đăng ký bản quyền, tên cửa hàng cần phản ánh đúng bản chất kinh doanh và độc đáo. Nếu bạn đang băn khoăn về các quy trình setup, mở cửa hàng, siêu thị hãy gọi ngay cho Tập đoàn One Tech, chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ khách hàng một cách chu đáo và tận tâm nhất.
Xem thêm:
source https://tapdoanonetech.com/dat-ten-cua-hang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét